Return to site

Ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, chị em sẽ thấy “vùng kín” trở nên ẩm ướt hơn. Do lượng khí hư ra nhiều. Điều này không khỏi khiến các mẹ bầu lo lắng. Nhất là những chị em mới mang thai lần đầu tiên. Vậy ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu có sao không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Khí hư chính là dịch tiết âm đạo, huyết trắng xuất hiện từ độ tuổi dậy thì cho tới khi mãn kinh. Dịch tiết âm đạo của phụ nữ cũng giống như chiếc đồng hồ thời tiết, đo lường sự ổn định của môi trường âm đạo. Sự biến đổi của khí hư sẽ phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Khí hư đóng vai trò là chất bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường sinh dục. Khí hư cũng tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng khỏe mạnh, dễ dàng bơi sâu vào vòi trứng kết hợp với trứng để thụ thai.

Lượng khí hư ở mỗi người là khác nhau. Thông thường, dịch tiết âm đạo thường chỉ ra nhiều vào thời điểm rụng trứng, trước mỗi kỳ kinh nguyệt, khi có kích thích tình dục hoặc phụ nữ khi mang thai.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, hiện tượng số lượng khí hư tăng lên cũng là một biểu hiện phản ánh sự thay đổi lớn của cơ thể chị em. Nhiều chị em có thể ăn cứ vào biểu hiện khí hư ra nhiều để nhận biết sớm việc mang thai.

Nguyên nhân ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu được giải thích là do nội tiết tố nữ estrogen, và hoocmon thai nghén luôn duy trì ở mức độ cao. Từ đó, dịch âm đạo tăng nhiều hơn. Đồng thời giai đoạn mang thai thì khung xương chậu, thành âm đạo sẽ mềm mại hơn, vì thế khí hư tăng lên ngăn cản các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào.

Vậy ngững dấu hiệu nào của khí hư trong 3 tháng đầu thai kỳ mà các bà bầu cần đặc biệt chú ý để có một thai kì khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu ở dưới đây nhé!

Ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm khi nào?

Như đã nói ở trên, khí hư ra nhiều khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu, kèm theo biểu hiện ngứa ngáy, đau rát vùng kín thì chị em cần chủ động đi khám, điều trị sớm. Bởi đây là biểu hiện của bệnh phụ khoa. Cụ thể như:

Bà bầu bị nhiễm nấm men có thể ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mang thai, cơ thể người mẹ xuất hiện những thay đổi rõ rệt đặc biệt là ở bộ phận sinh dục bao gồm: niêm mạc âm đạo da dày hơn, nhiều nếp gấp hơn, đường huyết tăng, lượng trực khuẩn Doderlein tăng nhiều làm phân hủy glycogen thành acid lactic khiến cho pH trong âm đạo giảm xuống. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho nấm men Candida phát triển.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi nhiễm nấm men là tình trạng ngứa ngáy cực độ tại vùng kín, âm đạo đỏ rát, khí hư đổi màu và có mùi hôi. Nhưng đôi khi những triệu chứng có thể không rõ ràng khiến cho việc phát hiện bệnh bị trậm trễ, đặc biệt nếu đang trong thời gian mang thai.

Phụ nữ nhiễm nấm men có thể gây biến chứng viêm màng ối, nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm, sảy thai, sinh non hoặc suy dưỡng bào thai.

Bà bầu bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

Bệnh giang mai, lậu, sùi mào gà, Chlamydia, Herpes và Trichomonas là những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ngứa âm đạo. Đây là những bệnh xã hội rất nguy hiểm vì nhiều trong số đó có những bệnh không thể điều trị dứt điểm suốt đời.

Điều trị ngứa vùng kín, ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu do bệnh lý

Nếu ngứa vùng kín khi mang thai những tháng đầu chỉ là biểu hiện có tính chất tạm thời, bạn có thể bớt lo lắng và chỉ cần quan tâm hơn tới cách vệ sinh cơ thể hằng ngày và chế độ ăn uống hợp lý.

Ngoài ra, quan trọng nhất vẫn là cách điều trị an toàn để không ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó người mẹ có thể áp dụng theo một vài mẹo trị ngứa vùng kín dân gian bằng nước lá dễ làm tại nhà như: Rửa vùng kín bằng lá ổi, rửa vùng kín bằng lá chè xanh hay rửa vùng kín với nước muối sinh lý.

Trường hợp đã vận dụng các phương pháp dân gian hoặc vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhưng tình trạng vẫn không tiến triển, chị em cần chủ động đi khám. Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc uống kết hợp thuốc đặt.

Chị em hoàn toàn có thể yên tâm, vì phụ nữ mang thai vẫn có những loại thuốc có thể điều trị viêm nhiễm phụ khoa được. Mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải qua thăm khám, và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối, chị em không được tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục trong thai kỳ thường được chỉ định sinh mổ. Điều này sẽ giảm tránh sự truyền nhiễm qua đường ống sinh nếu chui cửa âm đạo của người mẹ.

Cách phòng tránh bệnh phụ khoa khi mang thai

Phụ nữ mang thai rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây ngứa ngáy vùng kín. Vì vậy, để phòng tránh bị ngứa tại vùng kín trong những tháng đầu của thai kỳ bạn nên biết một vài lưu ý sau về cách vệ sinh vùng kín hằng ngày:

  • Mặc dù khi mang thai phụ nữ không có kinh nguyệt nhưng dịch nhầy âm đạo lại tiết nhiều hơn bình thường. Do đó bà bầu nên rửa vùng kín hằng ngày từ 1 – 2 lần với nước sạch. Nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh để giảm bớt mùi hôi và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Không sử dụng các dung dịch lạ, thuốc mỡ hay nước hoa để bôi, rửa hoặc xịt vào vùng kín.
  • Sau khi đại tiểu tiện cần lau vùng kín với loại khăn mềm giặt sạch thường xuyên hoặc giấy không mùi hương.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu, nếu có hãy sử dụng các biện pháp tình dục an toàn.
  • Thay đồ lót thường xuyên nhất là những khi vận động nhiều, chất liệu đồ lót và trang phục mặc hằng ngày nên thoáng mát và thấm hút tốt.
  • Giai đoạn mang thai máu tăng cường lưu thông và dồn về phía tử cung vì vậy không nên cạo sạch lông ở khu vực này. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau rát hơn bình thường. Không những vậy lông sau khi mọc lại có thể gây ngứa và viêm chân lông.

Một lần nữa xin lưu ý rằng, khi bạn có bất kỳ một triệu chứng bất thường nào xảy ra tại khu vực nhạy cảm đặc biệt là ngứa vùng kín thì hãy mạnh dạn đi khám, kiểm tra để có hướng khắc phục kịp thời. Hi vọng rằng, bài viết về hiện tượng ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu đã giúp chị em hiểm hơn nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cũng như cách phát hiện ra những bất thường tại cơ quan sinh dục, để có hướng điều trị sớm.